Bộ tam sên là gì? Bộ tam sên là một trong những lễ vật quan trọng, không thể nào thiếu trong các lễ cúng khai trương, động thổ, đặc biệt là cúng vía Thần Tài… Vậy thực chất bộ tam sên là gì? Bộ tam sên gồm có những gì? Hãy theo dõi bài viết của kienthucdoisong.info để có được câu trả lời thỏa đáng nhất nhé!
Bộ tam sên là gì? Ý nghĩa của bộ tam sên
Theo các chuyên gia văn hóa, bộ tam sên (hay còn được gọi là bộ tam sanh) là một loại lễ vật gồm 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên, chúng thường xuất hiện trong các mâm cúng Thần Linh. Đặc biệt, trong mâm cúng Thần Tài ở các tỉnh miền Nam thì bộ tam sên này là phần không thể thiếu được.
Bên cạnh đó, bộ tam sên trong kinh Lăng Nghiêm còn chứa một ý nghĩa khác. Theo đó, Đức Phật chia chúng sanh làm 4 loại gồm:
- Thai sanh
- Thấp sanh
- Noãn sanh
- Hóa sanh
Và “Tam sanh” nếu hiểu theo đạo lý này thì là biểu tượng cho 3 loài thai sanh, noãn xanh và thấp xanh. Trong đó “noãn” là những loài được sinh ra từ trứng, “thai” là những loài được sinh nguyên con và “thấp” là những loài sinh ra trong môi trường thiên nhiên.
Bộ tam sên là gì? Ý nghĩa của bộ tam sên
Bộ tam sên thường được dùng trong nhiều lễ cúng và chứa đựng rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản thì lễ tam sên có ý nghĩa như sau:
- Mang ý nghĩa cao cả, tốt đẹp của dân gian Việt Nam.
- Tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên.
- Thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với các vị Thần Linh.
- Tạo ra tinh thần thoải mái, lạc quan cho gia chủ khi bắt đầu công việc nào đó…
- Cầu sự may mắn, thuận lợi, đủ đầy và tài lộc sẽ đến với gia đình…
Bộ tam sên gồm có những gì?
Bộ tam sên bao gồm các lễ vật như sau:
Bộ tam sên gồm có những gì?
- 1 miếng thịt ba chỉ luộc nhằm tượng trưng cho Thổ.
- 1 hoặc 3 quả trứng luộc (có thể trứng gà hoặc trứng vịt) tượng trưng cho Thiên.
- 3 con tôm luộc (có thể thay thế bằng 1 con cua luộc) tượng trưng cho Thủy.
Lễ vật khác đi kèm với bộ tam sên trong lễ cúng
Bên cạnh bộ Tam Sên thì trong lễ cúng cần có những lễ vật khác đó là:
- Hoa cúc kim cương tươi.
- Trái cây mâm ngũ quả.
- Đèn cầy.
- Nhang rồng phụng.
- Muối hũ trắng.
- Gạo hũ trắng.
- Rượu nếp trắng.
- Nước trắng.
- Trà khô bắc.
- Bánh kẹo.
- Trầu cau tươi.
- Chè đậu trắng.
- Xôi gấc đậu xanh.
- Giấy cúng động thổ.
- Bánh hỏi.
- Cháo trắng.
Bộ tam sên thường sử dụng trong lễ cúng nào?
Thông thường, bộ tam sên được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng sau:
- Bộ tam sên cúng vía Thần Tài, Thổ Địa.
- Bộ tam sên cúng khai trương.
- Cúng động thổ, nhập trạch, tạ đất đai…
- Lễ cúng thôi nôi, đầy tháng.
- Cúng tam tai, giải hạn…
Cúng tam sên có được ăn không?
Cúng tam sên có được ăn không?
Nhiều người thường thắc mắc cúng tam sên có ăn được không? Theo các chuyên gia văn hóa, phong thủy, sau khi hoàn thành các lễ cúng, bạn hoàn toàn có thể thụ lộc bộ tam sên và sử dụng như hoa quả, bánh kẹo…..
Hi vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được bộ tam sên là gì, bộ tam sên gồm những gì và cúng tam sên có ăn được không. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Hãy truy cập website kienthucdoisong.info thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.