Quạo và quạu là 2 từ được giới trẻ sử dụng rất phổ biến trên mạng xã hội trong suốt thời gian vừa qua. Vậy quạu là gì? Quạo là gì? giữa “quạo” và “quạu” thì đâu mới là từ đúng chính tả? Đáp án sẽ được bật mí ngay trong ngày viết dưới đây của kienthucdoisong.info!!!
Quạo và quạu là gì?
Quạu là gì?
Quạu là một từ được sử dụng rất phổ biến bởi người dân Nam Bộ. Nó được dùng để mô tả cảm xúc tức giận, khó chịu, cáu gắt của con người.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có rất nhiều từ ngữ khác mang nghĩa tương tự với “quạu” như: quạu quọ, càu cạu, quàu quạu,…
Như thông tin chúng tôi đã chia sẻ, “quạu” được người dân Nam Bộ sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Mãi sau này, khi “quạu” trở nên phổ biến trên Facebook thì giới trẻ khu vực miền Bắc mới bắt đầu sử dụng. Nó được các bạn trẻ sử dụng khi thấy ai đó đang rất tức giận, khó chịu.
Ví dụ:
- “Đấy, em lại bắt đầu quạu rồi đấy!”
- “Tao muốn nói cho mày nghe chuyện này, nhưng hứa là không được quạu đâu đấy nhé!”
- “Vui vẻ không quạu nhaaaa bạn!”
- “Zui zẻ hong quạu đâu! Mày cứ nói đi!”
- “Con này quạu thiệt chớ! Mới nói vài câu nó đã thế rồi!”
- “Mặt quạu chưa kìa! Nhìn mà thấy buồn cười!”
- “Bớt quạu đi mày! Cứ như vậy bảo sao hai đứa cứ gặp nhau là cãi nhau”.
Quạo là gì?
“Quạo” là từ ngữ không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, nó có cách phát âm khá giống với “quạu” nên người ta thường dùng từ “quạo” để chỉ cảm xúc tức giận, nổi cáu, khó chịu của con người.
Ví dụ:
- “Vui vẻ ko quạo nha đi bạn ơi! Cau có làm gì cho nhanh già!”
- “Con mèo này quạo ghê! Sờ tí mà nó đã giơ móng vuốt ra rồi!”
- “Quạo ghê chứ! Bảo sao ai cũng sợ khi làm việc cùng!”
- “Quạo thiệt chứ! Người gì đâu mà nóng tính!”
- “Quạo á! Mày dám quạo với tao không?”
- “Dễ quạo thật đấy! Còn xấu tính, bảo sao ai cũng ghét!”.
Hiện nay, quạu hay quạo đều được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, nếu cần sử dụng trong văn bản thì tốt nhất là bạn nên dùng từ “quạu” bởi đây mới là từ chính thống, đúng chính tả.
>>> Xem thêm: U là trời? <<<
Một số biểu hiện khi quạu
Những biểu hiện của quạu là gì? Quạu là cảm giác bốc hỏa, khó chịu với một số biểu hiện đặc trưng như:
- Mặt ửng đỏ
- Mắt trợn to tròn, nhìn trừng trừng
- Môi mím chặt lại, một số người còn nghiến răng ken két, nghe rất đáng sợ
- Thậm chí có người còn bặm chặt môi đến mức chảy cả máu
- Siết chặt nắm đấm căm giận
- Các gân trên tay và cơ mặt đã nổi rõ
- Ánh mắt giận giữ, c.ă.m t.h.ù, trông rất đáng sợ
- Nói những lời lẽ c.a.y đ.ộ.c, khó nghe
Khi quạu hoặc tức giận sẽ khiến nhịp tim tăng nhanh, tăng huyết áp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Thậm chí, một số người còn tức giận tới mức ngất xỉu.
Vì vậy, chúng ta nên hạn chế tức giận để có sức khỏe tốt. Hơn nữa, khi chúng ta vui vẻ, không cáu giận sẽ nhận được sự quý mến từ những người xung quanh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc hạn chế cáu giận sẽ giúp đầu óc chúng ta luôn trong trạng thái vui vẻ, lạc quan, thư giãn cơ bắp và hạn chế nỗi đau về thể xác.
Cha ông ta có câu nói: “Một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ”. Vậy nên thay vì cứ mãi cau có, khó chịu, giận hờn người khác thì tại sao chúng ta không suy nghĩ thoáng hơn để có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn nhỉ?
Nguyên nhân gây quạu là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến con người nổi quạu, điển hình như:
- Bị người khác trêu tức, xúc phạm tới thân thể, danh dự, nhân phẩm của mình và những người thân xung quanh của mình.
- Ghen ăn tức ở với những người giàu có, thành công, thường gặp may mắn hơn mình.
- Mắc một số bệnh liên quan tới tâm lý như ma túy, nghiện rượu, tâm thần không ổn định,…
- Gặp rắc rối và khó khăn về vấn đề tài chính.
- Xảy ra cãi vã, tranh chấp với người thân, đồng nghiệp,…
- Những người có cái “tôi” cao thường rất hay quạu. Bởi họ thường là những người bảo thủ, ngang bướng, luôn cho rằng mình đúng, không bao giờ chịu nhún nhường người khác.
Làm thế nào để bản thân luôn “vui vẻ không quạu”?
Không quạu là gì? Không quạo có nghĩa là gì? Đó chính là khi chúng ta biết cách kiềm chế cảm xúc, sự nóng giận nhất thời của bản thân. Làm thế nào để bớt tức giận? Dưới đây là một số tips dành riêng cho bạn:
- Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
- Tập trung vào công việc và những điều mà bản thân quan tâm để không có thời gian nổi quạu.
- Thay vì suy nghĩ tiêu cực, hãy suy nghĩ mọi chuyện theo chiều hướng tích cực.
- Không nên giữ trong mình sự ác cảm hay thù hận.
- Học cách đối mặt với mọi khó khăn, thử thách. Bạn sẽ biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân.
- Hãy bình tâm và học cách nhìn nhận tất cả mọi chuyện. Lúc đó, bạn sẽ biết được sự tức giận đó có thể gây ra hậu quả gì để giúp bạn tránh sự tức giận.
- Học cách giải tỏa cảm xúc của bản thân như chia sẻ với người khác, nghe nhạc, chơi thể thao,… hoặc bất kỳ điều gì bạn hứng thú.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ quạo và quạu là gì. Cha ông ta đã dạy rằng “cả giận sẽ mất khôn”, việc mất bình tĩnh và mất lý trí sẽ để lại nhiều hệ lụy xấu. Vậy nên chúng ta hãy học cách kiềm chế để bản thân không phải hối tiếc và thốt lên “Biết vậy lúc đó đừng tức giận!”.