Pomade Là Gì? Phân Biệt 4 Loại Pomade Trên Thị Trường

Mái tóc có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sức hút của người đàn ông. Là người đàn ông hiện đại, chắc hẳn bạn không còn quá xa lạ với pomade. Liệu bạn đã hiểu rõ pomade là gì và  cách để phân biệt các loại pomade trên thị trường hay chưa. Hãy cùng kienthucdoisong.info tìm hiểu về loại sản phẩm tạo kiểu này nhé.

Pomade là gì?

Pomade là gì? Pomade là một sản phẩm tạo kiểu dành cho tóc, giúp giữ nếp và tạo độ bóng. Pomade thường được làm từ lanolin, sáp ong, mỡ lợn hoặc dầu hỏa.

Chất đặc của nó không làm tóc khô và cứng, ngược lại sẽ giúp tóc tạo được kiểu tốt hơn.

Pomade là gì?

Pomade là gì?

Nguồn gốc của tên gọi pomade đến từ những nguyên liệu trong công thức ban đầu của nó. Xuất phát từ tiếng Latin “pomum” (trái cây/ táo) và “pomata” (táo), loại chất này từng được làm từ táo nghiền, cũng như mỡ động vật và nhiều loại thảo mộc khác.

Mặc dù pomade có nhiều mùi hương khác nhau, nhưng chúng thường không có mùi trái cây hoặc táo.

Ngày nay, trên thị trường có nhiều loại pomade khác nhau, phù hợp với mọi kiểu tóc và loại tóc.

Sơ lược về lịch sử của pomade

Thế kỷ 18

Ban đầu, pomade được làm chủ yếu từ mỡ gấu và các loại chất dầu khác. Tới thế kỷ 18 và 19, người ta thay thế chúng bằng sáp ong, lanolin, mỡ lợn hoặc dầu hỏa để giúp tóc có độ cứng và bóng hơn.

Những loại pomade này còn được biết đến với hiệu quả giữ nếp lâu dài và khả năng dưỡng ẩm cực tốt. Do đó, chúng trở nên đặc biệt “hữu dụng” với những mái tóc có kết cấu như Afro hoặc Kinki… 

Đến năm 1873, một công ty sản xuất pomade nổi tiếng của Anh, Morgan’s Pomade Setting đã bắt đầu “lưu hành” những sản phẩm của họ trên toàn thế giới.

Thế kỷ 20 

Thế kỷ 20 

Tới thế kỷ 20 tại Mỹ, pomade được làm bằng sáp ong, dầu mỏ và mỡ lợn. Từ Thế chiến thứ II cho đến những năm 1960, sản phẩm tạo kiểu này đặc biệt phổ biến với những nam thanh niên Mỹ.

Một số thương hiệu pomade phổ biến ở Mỹ tại thời điểm đó gồm:

  • Khoảng năm 1920: Murray’s Superior Pomade
  • Khoảng những năm 1936: Royal Crown Hair Dressing
  • Khoảng năm 1940: Dixie Peach Hair Pomade

Hai diễn viên điện ảnh nổi tiếng đó chính là Cary Grant và Rudolph Valentino thường xuất hiện với mái tóc bóng bẩy được vuốt gọn khiến pomade càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, vào những năm 60 phong cách hippie phản văn hóa Mỹ xuất hiện với kiểu tóc “bù xù” đặc trưng đã làm độ “hot” của pomade giảm dần.

Thế kỷ 21

Thế kỷ 21

Sau vài thập kỷ có dấu hiệu hạ nhiệt, pomade đã “hồi sinh” và tiếp tục phổ biến tại Mỹ vào năm 2010. Đây chính là thời kỳ của những kiểu tóc cổ điển như Ducktail, Quiff và Pompadour.

Trước đây, trong thành phần pomade chứa khá nhiều chất làm sáp, được gọi là pomade gốc dầu. Mặc dù giữ nếp tốt và tạo form tóc hiệu quả nhưng loại pomade này lại khó có thể làm sạch được.

Các loại pomade hiện đại có xu hướng sử dụng rất nhiều chất hòa tan trong nước nên có thể dễ dàng gội sạch bằng dầu gội thông thường. Những loại pomade này thường được gọi chung là pomade gốc nước.

Sự khác biệt giữa Pomade, Wax và Gel

Sự khác biệt giữa Pomade, Wax và Gel

Sự khác biệt của Wex, Gel và Pomade là gì?

Sự khác biệt của Wex, Gel và Pomade là gì? Gel chính là sản phẩm vuốt tóc huyền thoại của những chàng trai thế hệ 9x. Nhắc đến gel là nhắc đến chất keo sền sệt, không màu.

Gel không mang lại hiệu ứng tự nhiên như pomade, thậm chí còn làm cho tóc của bạn bị cứng và đơ.

Ngày nay, các sản phẩm gel trên thị trường đã có sự cải tiến vượt bậc. Chúng không còn làm tóc bạn bị cứng nữa mà sẽ bóng và dễ gội sạch hơn.

Wax là một loại sáp vuốt tóc giúp giữ nếp tóc tự nhiên. Chất của wax sẽ đặc hơn gel và mùi hương cũng đa dạng hơn. 

Phân biệt các loại Pomade trên thị trường

Pomade gốc nước

Pomade gốc nước

Pomade gốc nước

Pomade gốc nước được chia thành 2 loại: cổ điển và hiện đại.

  • Pomade gốc nước loại cổ điển có khả năng giữ nếp tốt và độ bóng cao, đồng thời dễ dàng rửa sạch.
  • Pomade gốc nước loại hiện đại có độ bóng không cao, phù hợp với những mái tóc dầu. Loại pomade này khó có thể làm sạch nếu chỉ với một lần gội.

Pomade gốc dầu

Pomade gốc dầu

Pomade gốc dầu

Pomade gốc dầu không khô nhanh như pomade gốc nước nhưng sẽ khô sau vài giờ. Loại pomade này có độ bóng trung bình, chất sáp khá nặng nên không phù hợp với những chàng trai có mái tóc thưa và mỏng.

Pomade gốc dầu khó có thể làm sạch chỉ với một lần gội, kể cả khi bạn dùng những sản phẩm dầu gội chuyên dụng.

Bên cạnh những nhược điểm kể trên, loại pomade này lại sở hữu nhiều ưu điểm khiến nhiều người yêu thích và lựa chọn. 

  • Giữ nếp, tạo form tốt
  • Dễ dàng tạo kiểu

Clay Pomade

Clay Pomade

Clay Pomade là gì?

Clay Pomade là gì? Clay Pomade hay còn được gọi là putty, paste hoặc hair clay. Loại pomade này được làm từ đất sét, chất sáp vón lại thành cục và có độ bóng thấp.

Clay Pomade khó làm sạch hơn pomade gốc nước nhưng sẽ dễ dàng hơn so với pomade gốc dầu.

Gel Pomade

Gel Pomade

Gel Pomade là gì?

Gel Pomade là gì? Đây chính là sự kết hợp giữa pomade gốc nước và gel vuốt tóc. Chấp sáp của nó thấm vào tóc một cách nhẹ và mượt nhưng cũng sẽ nhanh chóng khô và cứng lại.

Cách sử dụng Pomade

Cách sử dụng Pomade

Các loại pomade trên thị trường thường có dạng hộp thiếc nhỏ và có hình trụ tròn. Do đó, bạn có thể dùng đầu ngón tay để lấy sản phẩm một cách dễ dàng. 

Hầu hết pomade sẽ hoạt động tốt nhất khi tóc ở trong trạng thái ẩm và sạch. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thoa pomade lên tóc khô nhưng sẽ khó có thể “tán” đều.

Cách sử dụng pomade này khá đơn giản. Đầu tiên, hãy lấy một lượng sáp nhỏ, cỡ đồng xu rồi xoa đều lên tay. Tiếp theo, vuốt sáp từ chân tóc đi lên theo hướng mà bạn mong muốn. Cuối cùng là soi gương và tận hưởng thành quả thôi nào.

Hy vọng những kiến thức mà Kiến thức đời sống vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu pomade là gì, cũng như biết cách phân biệt các loại pomade trên thị trường hiện nay. Còn rất nhiều bài viết thú vị khác, đừng quên theo dõi mỗi ngày nhé.