Có lẽ bạn đã ít lần nghe qua nghề PD trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Vậy PD là gì và ý nghĩa của nó như thế nào? Hãy cùng kienthucdoisong.info khám phá những điều thú vị về nghề đang “hot” này nhé!
PD là gì?
Để hiểu được cụm từ PD là gì, bạn có thể định nghĩa nó theo nhiều hướng khác nhau.
Nếu xét về thành phần hóa học, Pd là viết tắt của từ Paladi, đây là một kim loại quý hiếm có màu trắng bạc và bóng. Kim loại này được phát hiện năm 1803 do William Hуde Wollaѕton. Tuy nhiên nếu Pd trong ngành cảnh sát sẽ là từ viết tắt của từ Police Department, có nghĩa là trụ sở cảnh sát.
Trong công việc, PD là nghề gì? Thông thường PD sẽ được hiểu là Project Director, Producer, có nghĩa là giám đốc hoặc người chịu trách nhiệm một dự án nào đó. Cụm từ này đặc biệt được sử dụng rất nhiều trong ngành giải trí truyền hình. PD chính là người quản lý dự án, nhân lực và kiểm soát ngân sách. Trong đài phát thanh, PD sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hướng công việc của mọi người.
Những người làm Pd thường sẽ có khả năng lãnh đạo, trách nhiệm và dẫn dắt đội nhóm tốt. Ngoài ra, họ có có thể sáng tạo nghệ thuật và đưa ra những ý tưởng độc lạ nhằm thu hút khán giả. Vì vậy, trong những năm trở lại đây rất nhiều người mong muốn theo đuổi nghề nghiệp này ngày một tăng.
Giải mã độ “hot” của nghề PD trong ngành giải trí
Vậy PD là gì mà khiến nhiều người đổ xô ứng tuyển vào vị trí này như thế? PD chính là người lên toàn bộ kế hoạch triển khai của một chương trình với những ý tưởng độc đáo thu hút nhiều khán giả. Bên cạnh đó, công việc của họ là tuyển chọn diễn viên, đặt ngân sách cho chương trình, chỉ đạo quay và sản xuất tại phim trường. Có thể thấy, PD là người quyết định toàn bộ mọi công việc từ lớn đến bé liên quan đến chương trình.
Là người trực tiếp tuyển chọn diễn viên, vì vậy PD rất được giới nghệ sĩ kính trọng và đánh giá cao. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ dàn PD của chương trình ăn khách Running Man của Hàn Quốc bao gồm: Jo Hyo-jin, Im Hyung -taek,… đúng không? Đi cùng với sự nổi tiếng của chương trình, dàn nghệ sĩ tham gia, các PD được nhiều người biết đến và nể phục với những ý tưởng hài hước tạo nên thương hiệu của Running man.
Nếu bạn đã hiểu qua PD là gì và có hứng thú với công việc này, hãy cùng tìm hiểu làm thế nào để có thể trở thành một PD của nhà đài nhé! Hiện nay, PD là một công việc cực kỳ “hot”, thu hút rất nhiều người ứng tuyển nên mức độ cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. Hầu như tỷ lệ cạnh tranh nhân viên PD của các đài truyền hình nổi tiếng đều khoảng 1000:1.
Cách để trở thành một PD là gì?
Vì là người dẫn dắt toàn bộ chương trình, việc lựa chọn một PD vừa có khả năng sáng tạo vừa có thể lãnh đạo team phải rất cẩn thận. Để trở thành một PD của chương trình truyền hình lớn nhỏ, bạn đều sẽ phải trải qua 3 vòng tuyển chọn gắt gao.
Vòng đầu tiên chính là vòng nộp hồ sơ giới thiệu bản thân. Tất cả các ứng viên từ khắp nơi đều sẽ phải chuẩn bị hồ sơ kỹ càng để gửi về nhà đài. Các ứng viên cho vị trí PD sẽ không giới hạn độ tuổi, trường học hay chuyên chuyên ngành vì khả năng sáng tạo là điều đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hầu hết các PD làm việc cho những đài truyền hình, phát thanh lớn đều là những người có trình độ học lớn cao, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành giải trí.
Ví dụ có thể kể tới PD Na Young-seok hay thường được gọi với cái tên trìu mến là Na PD. Ông là “cha đẻ” của loạt show giải trí nổi tiếng Hàn Quốc. Tốt nghiệp Đại học Yonsei, Na PD hiện đang là nhà sản xuất “nhẵn mặt” với hàng loạt chương trình ăn khách như 2 Day & 1 Night (2 ngày 1 đêm), New Journey to the West (Tân Tây du ký),…
Sau khi vượt qua vòng sơ tuyển, bạn sẽ bước vào vòng thứ 2 – kiểm tra viết. Tại vòng thi này, bạn cần phải làm bài kiểm tra về trình độ viết văn hoặc tiểu luận. Đây được xem là vòng thi khó nhằn nhất trở thành một PD. Mặc dù là người chỉ đạo sản xuất một chương trình, nhưng để sắp xếp nội dung chương trình một cách hài hòa, hợp lý bạn cần phải có khả năng viết và thuyết trình rõ ràng.
Vòng cuối cùng để có thể trở thành PD là gì? Nếu bạn đã xuất sắc vượt qua 2 vòng thi đầu tiên, ứng viên sẽ tiếp tục với vòng phỏng vấn của tổ chuyên môn. Mỗi đài truyền hình sẽ có những hình thức phỏng vấn riêng, nhưng hầu như đều trải qua 3 giai đoạn bao gồm phỏng vấn năng lực, phỏng vấn sâu ở rất nhiều khía cạnh và phỏng vấn cuối cùng cho ra kết quả. Nhìn chung, vòng đánh giá năng lực này vô cùng khắt khe. Chỉ khi bạn hoàn thành tất cả những vòng thi này, bạn mới có thể trở thành một PD của đài truyền hình, radio.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi PD là gì và những điều thú vị của công việc PD trong đài truyền hình. Hy vọng bài viết hữu ích sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí đang “hot” nhất hiện nay.