HR Là Gì? Những Công Việc Của Phòng Nhân Sự Hiện Nay

Hiện này đa số mọi người đều công nhận rằng HR là một ngành tiềm năng và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nhưng rất ít ai hiểu rõ HR là gì, vai trò và công việc của HR là gì? Vậy hãy cùng kienthucdoisong.info tìm hiểu những thông tin về ngành HR qua bài viết dưới đây nhé!

HR là gì?

HR là gì? Thuật ngữ này trở nên phổ biến vào thế kỷ 19, thời điểm quan hệ lao động giữa người chủ và nhân viên bắt đầu được chú trọng. Đây cũng là lúc mà môi trường làm việc đang dần hình thành các định nghĩa như đánh giá lựa chọn hay hành vi tổ chức. 

HR là gì?

HR là gì?

HR là viết tắt của cụm từ Human Resources trong tiếng Anh, HR được hiểu đơn giản là nguồn nhân lực. Những người làm nghề HR sẽ phụ trách công việc liên quan tới quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Ví dụ như tuyển dụng nhân viên, thực hiện các chính sách với người lao động, đào tạo nhân sự,…  

Nguồn nhân lực là một thành tố quan trọng với bất kỳ tổ chức nào. Do đó, bộ phận HR có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển chung của công ty. Hiện nay, ở một số nơi, HR sẽ làm cả phần công việc hành chính văn phòng (General Affair).

Phòng nhân sự có những bộ phận nào?

Phòng nhân sự có những bộ phận nào?

HR gồm có những bộ phận nào?

Mang tính dài hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến con người – nhân tố tạo nên thành công tại doanh nghiệp. Do đó, cơ cấu của phòng nhân sự thường chia thành các bộ phận nhỏ, đảm bảo hoạt động diễn ra một cách hiệu quả. Dưới đây là 5 bộ phận thường có tại phòng nhân sự:

  • Bộ phận đào tạo
  • Bộ phận bảo hiểm
  • Bộ phận tiền lương
  • Bộ phận tuyển dụng
  • Bộ phận quản lý hợp đồng

>> Xem thêm: Discount là gì?

Công việc của nhân viên nhân sự HR là gì?

Công việc của nhân viên nhân sự HR là gì?

Công việc của nhân viên nhân sự HR là gì?

Tùy vào vị trí ở từng bộ phận mà nhân viên nhân sự sẽ đảm nhiệm công việc khác nhau. Nếu muốn biết nhân viên và quản lý nhân sự bao gồm những việc gì thì dưới đây sẽ là câu trả lời thích đáng dành cho bạn.

Công việc của bộ phận tuyển dụng

  • Tiến hành lập kế hoạch và triển khai công tác tuyển dụng đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
  • Tiếp cận kênh truyền thông nhằm đưa thông tin tuyển dụng đến gần hơn với ứng viên tiềm năng.
  • Tạo mối liên kết với các nguồn cung ứng nhân lực có chất lượng: Trường Đại học, Cao đẳng, đơn vị đào tạo nghề… phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của đơn vị.
  • Trực tiếp đề xuất với cấp trên các ý tưởng nhằm nâng cao chất lượng công việc của nhân viên tại công ty nói chung và bộ phận nhân sự nói riêng.
  • Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến tính pháp lý tuyển dụng.

Công việc của bộ phận tiền lương

  • Tính toán tiền lương và các chế độ chính sách phúc lợi liên quan cho nhân viên công ty.
  • Tính toán, quyết toán mức thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên có mức thu nhập đóng thuế theo quy định của pháp luật.
  • Thông báo các quy định, chính sách: Ca làm việc, tài khoản cá nhân và các chính sách khác cho nhân viên.
  • Triển khai các quyết định về lương, thưởng cùng các báo cáo liên quan đến nhân viên.

Công việc bộ phận quản lý hợp đồng

  • Phụ trách quản lý hợp đồng lao động nhân viên.
  • Phụ trách hướng dẫn nhân viên mới nắm rõ hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng và chính sách phúc lợi của công ty.
  • Tiến hành theo dõi, thực hiện chế độ nghỉ việc hay hết hạn hợp đồng theo quy định.
  • Lập báo cáo định kỳ và thực hiện các công việc khác theo chỉ thị cấp trên.

Công việc bộ phận bảo hiểm

  • Phụ trách công việc đăng ký và trích nộp tiền các loại bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho nhân viên.
  • Thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến ốm đau, thai sản đối với nhân viên.
  • Tiến hành rà soát làm thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên theo đúng quy định.
  • Thực hiện báo cáo định kỳ cho cấp trên và các công việc khác theo đúng yêu cầu.

Công việc bộ phận đào tạo

  • Tiến hành lập kế hoạch và triển khai đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Đảm bảo kế hoạch đào tạo diễn ra đúng thời hạn và đạt chất lượng công việc.
  • Giám sát, đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đã thực hiện.
  • Đưa ra giải pháp với mục tiêu nâng cao mặt bằng chung của nhân viên, đáp ứng tiêu chuẩn phát triển công ty.
  • Lên kế hoạch tổ chức các sự kiện liên quan tới đào tạo.
  • Thiết lập danh sách và chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các chương trình, sự kiện đào tạo bồi dưỡng nhân viên.
  • Hướng dẫn, đào tạo quy định, nội quy và văn hóa doanh nghiệp đối với nhân viên mới.

Vai trò của nhân viên nhân sự HR là gì?

Vai trò của nhân viên nhân sự HR là gì?

Vai trò của nhân viên nhân sự HR là gì?

Người quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ là phải đảm bảo nguồn tài nguyên quý giá đối với mỗi tổ chức –  nguồn nhân lực – được ươm mầm và phát triển kỹ năng trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Đồng thời, cán bộ HR đó cũng phải tuân thủ, chấp hành nội quy công việc, có thái độ tích cực, hòa đồng với các thành viên khác.

Người HR tập trung nhiều vào các công việc mang tính chiến lược với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển ngày một lớn mạnh của doanh nghiệp. Hiệu quả của các chiến lược về nhân sự cần rõ ràng và có thể đo lường được.

Làm thế nào để có thể trở thành một người quản trị nhân sự tài giỏi?

Để trở thành một người quản trị nhân sự tài giỏi, đòi hỏi bạn cần nắm vững 5 phẩm chất sau:

  • Hiểu rõ và định hướng tổ chức đi theo đúng mục tiêu đã đề ra ban đầu.
  • Có khả năng chiêu mộ nhân lực tài giỏi.
  • Hiểu và tận dụng điểm mạnh trong mỗi nhân lực nhằm phát triển họ.
  • Tạo ra những phương tiện cần thiết giúp nhân lực có thể bứt phá năng lực.
  • Có các công cụ kiểm soát và đo lường hiệu quả các chiến lược đã đề ra.

Bài viết trên đây là tổng hợp tất cả thông tin về ngành HR là gì mà Kiến thức đời sống muốn gửi đến các bạn. Nếu bất cứ câu hỏi nào bạn còn đang thắc mắc về ngành HR thì hãy comment bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn sớm nhất có thể nhé! Đừng quên tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục https://kienthucdoisong.info/blog/ của chúng tôi.