Feedback Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Xử Lý Feedback Khéo Léo Nhất

Feedback là một thuật ngữ đã quá đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta, đặc biệt là mọi người trong kinh doanh. Thế nhưng, feedback là gì, xuất hiện ở đâu và nó tốt hay nó xấu, có ý nghĩa như thế nào? Bài viết dưới đây kienthucdoisong.info sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và hướng dẫn cách xử lý khi nhận feedback từ khách hàng. Hãy cùng theo dõi nhé!

Feedback là gì?

Feedback là gì?

Theo từ điển tiếng Anh, feedback nghĩa là sự phản hồi, thông tin phản hồi, ý kiến phản hồi. Thuật ngữ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công việc nhằm ám chỉ hành động phản hồi lại những thông tin đã nhận được để trả lời hoặc góp ý một vấn đề nào đó.

Feedback có thể là khen hoặc chê, có thể là những góp ý mang tính chất xây dựng hoặc những lời chê bai tiêu cực. Tùy vào loại feedback nhận được mà chúng ta sẽ có những cách cư xử, động thái đón nhận và phản ứng đối với những feedback đó. Nhưng dù là feedback tốt hay xấu, thì chúng ta cũng cần đón nhận mang tính văn minh.

Feedback xuất hiện nhiều ở đâu?

Feedback xuất hiện nhiều ở đâu?

Đây chính là thuật ngữ được hội chị em bán hàng sử dụng thường xuyên, dùng thay cho từ reply – trả lời. Bất cứ những dòng phản hồi, nhận xét hay đánh giá nào của người dùng dành cho một người khác hoặc một sản phẩm, dịch vụ, đều được gọi là feedback.

Với bản chất của feedback như vậy, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram hay các sàn thương mại điện tử lớn nhỏ. Ở bất cứ nơi nào có thể tương tác giữa con người với con người thì feedback đều có thể xuất hiện.

Feedback là tốt hay xấu?

Để đánh giá một feedback tốt hay xấu không đề đơn giản, bởi ai cũng có thể để lại phản hồi cho một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Với người này có thể là tốt, nhưng người khác lại xem nó là một feedback xấu.

Với những feedback mang tính chất đóng góp và xây dựng giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng chính là feedback tốt. Ngược lại, chỉ soi mói, chê trách, xả giận, không có tính xây dựng thì nó đương nhiên là feedback xấu.

Ví dụ, khi nhân được sản phẩm không như mong muốn và bạn đã feedback công khai lại với shop. Với phản hồi công khai đó, đối với chủ cửa hàng thì nó là một feedback xấu, nhưng đối với những khách hàng đang phân vân việc nên mua hay không thì nó là tốt, bởi vì họ có lý do để không tin tưởng vào cửa hàng đó.

Phản hồi sẽ tốt đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính, luôn cung cấp đến khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Những feedback đó là cách truyền thông tốt nhất, giúp doanh nghiệp, thương hiệu ghi được dấu ấn tốt đẹp với khách hàng. Ngược lại, với những doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật thì những phản hồi sẽ khiến lượng khách hàng, doanh thu của họ ngày càng ít đi.

>> Xem thêm: Discount là gì? <<

Ý nghĩa của feedback trong công việc và cuộc sống

Ý nghĩa của feedback trong công việc và cuộc sống

Nhận ra những điểm mà mình còn thiếu sót

Đón nhận những lời phản hồi từ khách hàng, đối tác, đồng nghiệp hoặc bạn bè, người thân, có thể bạn sẽ nhận ra những điểm thiếu sót của mình về một vấn đề nào đó. Đặc biệt là với những phản hồi mang tính đóng góp, xây dựng, nếu lắng nghe một cách có chọn lọc và tiếp thu, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống.

Trong công việc, nhờ việc nhận ra những điểm bản thân còn thiếu sót, bạn có thể cải thiện những điểm đó, trau dồi thêm kỹ năng và kinh nghiệm để tiến xa hơn trong tương lai. Trong cuộc sống, hạn chế những điều xấu, hoàn thiện bản thân để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình là những lợi ích mà bạn có được từ các phản hồi đó.

Biết được những điểm tốt của bản thân để phát huy

Ngoài những điểm thiếu sót, những điểm tốt của bản thân mà bạn có thể nhận ra từ những feedback của những người xung quanh. Nhiều chỉ quan tâm đến những điểm yếu nhằm cải thiện điều đó nhưng lại quên mất rằng những điểm tốt cũng sẽ là vũ khí lợi hại nếu bạn biết được và cố gắng phát huy những điểm đó.

Không phải lúc nào bạn cũng biết điểm mạnh của bản thân nằm ở đâu, mà có thể là một người khác, một người có nhiều kinh nghiệm hơn, có chuyên môn vững vàng hơn sẽ nhìn ra những điều tốt tiềm ẩn trong bạn. Nhận ra những điều đó qua các feedback, phát huy và khiến chúng trở nên tốt đẹp hơn, điều này sẽ giúp bạn phát triển trong công việc lẫn cuộc sống.

Đo lường sự hài lòng của khách hàng và người đối diện

Thuật ngữ này chính là công cụ hữu ích dùng để đo lường sự hài lòng của khách hàng hoặc người đối diện mà bạn đã và đang tiếp xúc. Hiện nay, hầu hết các công ty làm về dịch vụ đều mong muốn nhận được phản hồi từ khách hàng thông qua các cuộc khảo sát sau khi đã hoàn thành dịch vụ của mình. Bởi họ đều biết những phản hồi từ khách hàng sẽ giúp họ phát triển dịch vụ tốt hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn, từ đó doanh thu và lợi nhuận sẽ tốt hơn.

Cách để có được những phản hồi tích cực

Để có được những dòng nhận xét có tâm bạn cần đem đến cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Khi truyền thông cho sản phẩm đừng quá phóng đại chúng, bởi nếu sản phẩm không đúng với mô tả, khách hàng ngay lập tức sẽ chỉ trách hành động lừa dối khách hàng của bạn.

Hơn hết, trước khi ra mắt sản phẩm bạn nên dành thời gian để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, sản phẩm có giá phù hợp và phải tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Bởi lẽ, bạn chỉ có thể nhận được đánh giá tích cực khi sản phẩm đó được đúng đối tượng sử dụng và có như vậy thì các feedback mới được chính xác.

Cách xử lý khi nhận feedback không tốt?

Rất nhiều người khi nhận phải một nhận xét xấu sẽ có những phản ứng tiêu cực, điều này có thể gây bất lợi cho bạn trong công việc hoặc các mối quan hệ trong cuộc sống. Hãy cùng xem chúng ta nên làm gì khi nhận phải phản hồi không tốt đó nhé.

Tránh phản ứng một cách tiêu cực

Điều đầu tiên khi nhận phải một phản hồi xấu đó là không nên phản ứng một cách quá tiêu cực. Cảm xúc con người rất khó có thể điều khiển, nhất là khi gặp phải những tình huống không vui. Tuy nhiên, điều bạn không nên làm nhất lúc này chính là những phản ứng gay gắt hoặc xung đột không cần thiết. Hãy cố gắng giữ thái độ nhã nhặn và suy ngẫm lại những đánh giá đó nhé.

Hạn chế ảnh hưởng của những feedback lên tâm trạng

Những phản hồi xấu ảnh hưởng đến tâm trạng của bản thân là điều không thể nào tránh khỏi. Nhưng hãy cố gắng hạn chế những điều đó, bởi tâm trạng bạn không tốt sẽ ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe của bạn.

Dành thời gian để suy ngẫm về những phản hồi đó

Như đã đề cập ở trên, hiểu rõ những lợi ích của feedback, bạn sẽ nhận ra những điểm yếu của mình một cách có chọn lọc. Không phải những phản hồi xấu lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Có những lời phản hồi chỉ mang tính chất công kích, xúc phạm cá nhân mà không mang tính xây dựng, bạn nên bỏ qua những đánh giá như vậy nhé.

Cố gắng cải thiện những điểm thiếu sót

Cố gắng cải thiện những điểm còn thiếu sót sẽ giúp bạn ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển sự nghiệp sau này. Nếu làm được điều đó, bạn đã vượt qua chính mình và trở thành phiên bản tốt hơn rồi.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà bài viết này muốn chia sẻ cho bạn về feedback là gì, ý nghĩa của feedback trong công việc, cuộc sống và cách mà bản thân nên làm khi nhận phải một feedback không tốt. Đừng ngần ngại chia sẻ những quan điểm của bạn về thuật ngữ này nhé. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn.