Dùm Hay Giùm? Vì Sao Lại Có Sự Nhầm Lẫn Giữa 2 Từ Dùm & Giùm

“Làm giùm tôi một việc” hay ‘làm dùm tôi một việc” là những nhầm lẫn chính tả rất dễ mắc phải trong cuộc sống. Hai từ phát âm rất giống nhau gây nên sẽ có sự hiểu lầm về cách viết. Nhưng thực chất từ nào mới thực sự đúng chính tả – Dùm hay giùm? Hãy cùng kienthucdoisong.info tìm hiểu sự thú vị của hai từ này qua bài viết dưới đây.

Thực chất Dùm hay Giùm là đúng?

Trong giao tiếp hàng ngày, từ “dùm” và “giùm” được sử dụng và phát âm giống y hệt nhau. Điều này khiến mọi người lầm tưởng và áp dụng chúng trong cuộc sống, giao tiếp và cả trong những văn bản là đều ngang nhau.

Tuy nhiên, theo cuốn từ điển Tiếng Việt của GS.Hoàng Phê, đúng chính tả là “giùm”. Còn từ “dùm” tuy phát âm không có sự khác biệt với nhau nhưng nó lại không mang một ý nghĩa nào cả.

Thực chất “Dùm” hay “Giùm” là đúng?

Dùm hay Giùm là đúng?

Chính vì vậy, khi phát âm, mọi người có thể nói dùm hay giùm đều được. Nhưng trong các văn bản cần lưu ý “giùm” mới là từ đúng chính tả.

Trong các tác phẩm văn học, hồ sơ, tài liệu và các tác phẩm văn học chính thống đều chỉ sử dụng từ “giùm”. Đây mới là từ chuẩn Tiếng Việt, các bạn hãy lưu ý nhé!

Dậm Chân Hay Giậm Chân Là Đúng Chính Tả? 80% Người Dùng Sai

Chú Trọng Hay Trú Trọng Là Đúng Chính Tả? 80% Người Dùng Sai

Tại sao lại có sự nhầm lẫn giữa “dùm” và “giùm”

Dùm hay Giùm

Dùm hay Giùm mới đúng chính tả

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” quả thực sự thật đúng là như vậy. Trong văn nói và văn viết, người sử dụng hay xảy ra sự nhầm lẫn giữa các từ. Vậy tại sao lại có sự nhầm lẫn như vậy? Dưới đây chính là câu trả lời cho thắc mắc này

Sự khác biệt giữa các vùng miền

Không khó để nhận ra sự phát âm khác biệt giữa 3 miền đất nước Việt Nam. Mỗi vùng miền sẽ sử dụng lối ngôn ngữ đặc trưng riêng, cách gọi tên cũng như các từ ngữ giao tiếp có phần khác nhau. Chính vì điều này đã tạo nên thói quen trong giao tiếp hằng ngày của mỗi một vùng miền.

Thông thường, miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ phát âm là “giùm”. Còn các tỉnh phía Nam sẽ phát âm là “dùm”.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn và sử dụng từ ngữ khác nhau trong cộng đồng. Bởi thói quen trong giao tiếp mà khi viết thành văn bản, nhiều người vẫn bị nhầm lẫn và sử dụng từ “dùm”. Như vậy là chưa chính xác, không đúng so với từ điển Việt Nam.

Đặc điểm ngữ âm của Tiếng Việt

Ngữ âm Tiếng Việt khi phát âm dùm hay giùm đều giống nhau bởi chúng đều bắt đầu bằng âm vị /z/. Do đó khi đọc “gi” hay “d” nó đều giống nhau dẫn đến việc sai chính tả.

Chính vì sự tương đồng trong cách phát âm nên khiến mọi người lầm tưởng và khó phân biệt được đây là “gi” hay “d”. Chỉ khi viết ra mới biết được khi nào dùng “gi” và khi nào dùng “d”.

Hai cặp phụ âm này hầu hết khi ghép với từ nào cũng bị nhầm lẫn chứ không phải chỉ riêng từ “giùm” và “dùm”.

Ý nghĩa của “giùm” trong câu

Khi giao tiếp hay cả trên văn bản, từ “giùm” có nghĩa là nhờ cậy người khác làm hộ mình một việc gì đó. Từ “giùm” thường được đặt sau động từ, trước danh từ chỉ người và chỉ vật.

Ý nghĩa của “giùm” trong câu

Ý nghĩa của “giùm” trong câu

Cách sử dụng từ giùm giúp người đối diện cảm thấy đây là một sự nhờ cậy lịch sự, trang trọng của người nói. Đồng thời cũng là cách tạo thiện cảm, sự gần gũi trong giao tiếp hằng ngày.

Khi có từ “giùm” trong câu để nhờ tới sự giúp đỡ, sẽ tạo cảm giác thoải mái và thân thiện với người đối diện hơn. Thay vì những câu mang tính chất nặng nề như “lấy cuốn sách kia hộ mình” sẽ tạo cảm giác như ra lệnh, không lịch sự.

Một số cách sử dụng từ “giùm”: 

  • Động từ + “giùm”: làm giùm, lấy giùm, giúp giùm,…
  • Động từ + “giùm” + danh từ: lấy giùm tôi, giúp giùm tôi, đẩy giùm bác, kiểm tra giùm cháu,….
  • “Giùm” trong một câu văn hoàn chỉnh: Bạn có thể lấy giùm tôi cuốn sách trên cao đó được không? Cháu đưa giùm bác cái phong bì này cho bạn áo xanh kia với.

Vai trò của từ “giùm” trong câu văn

Vai trò của từ “giùm” trong câu văn

Vai trò của từ “giùm” trong câu văn

Đối với từ “giùm” khi được áp dụng đúng ngữ cảnh sẽ mang đến ý nghĩa và đóng vai trò nhất định. Vậy vai trò cụ thể của nó là như thế nào?

Vai trò của từ “giùm” với ý nghĩa nhờ người khác

Từ “giùm” đi kèm với động từ nhằm thể hiện sự tôn trọng khi nhờ vả. Câu nói mang ý nghĩa đang rất cần sự giúp đỡ và mong nhận được giúp đỡ, không mang nặng tính ra lệnh hay ép buộc. Điều này cũng giúp người đối diện cảm thấy thoải mái và không bị nặng nề, không phải suy nghĩ gì cả.

Đối với việc cần sự giúp đỡ từ người khác, hãy tinh tế thêm một vài từ ngữ khác để giao tiếp trở nên tốt, ấn tượng và có thiện cảm hơn với mọi người. Tránh nói quá cộc lốc, ngắn gọn gây khó chịu cho người khác và cảm thấy không được tôn trọng.

Vai trò của từ “giùm” với ý nghĩa giúp đỡ người khác

Từ “giùm” được sử dụng trong câu mang ý nghĩa giúp đỡ người khác cho thấy sự lịch sự và chân thành của mình dành cho họ. Sự giúp đỡ ấy đến từ tấm lòng và thành ý của bạn chứ không phải sự gượng ép bắt buộc khi trong câu đã sử dụng kèm từ “giùm”.

Ví dụ: “ Để mình xách giùm bạn chiếc balo này nhé” sẽ cho thấy sự tinh tế và khéo léo của bạn hơn câu “ để mình xách balo cho bạn nhé”. Câu nói này có thể hiểu là một câu hỏi, khiến người nghe cảm thấy ngại ngùng và không dám nhận sự giúp đỡ của bạn.

Từ “giùm” khi được áp dụng đúng câu, đúng ngữ cảnh sẽ mang đến hiệu ứng giao tiếp tốt cho chúng ta. Vì vậy, đừng ngần ngại áp dụng từ này trong giao tiếp, nhất là những trường hợp cần sự giúp đỡ từ người khác.

Những thông tin trên chúng tôi đã giải thích và phân biệt cho mọi người từ dùm hay giùm là đúng chính tả. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn đọc trong việc phân biệt hai từ đồng âm này. Đừng quên click vào trang chủ Kiến thức đời sống để khám phá thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé.