Thời gian gần đây trên MXH câu nói: “đã cái nư ghê” đã dần trở nên phổ biến. Đây là tiếng địa phương của miền Nam, khá xa lạ với người miền Bắc. Vậy đã cái nư là gì? Muốn biết “cái nư” được sử dụng thế nào trong đời sống hàng ngày hãy theo dõi bài viết dưới đây của kienthucdoisong.info.
Đã cái nư là gì?
Đã cái nư là gì?
“Nư” là một từ không còn quá xa lạ đối với những bạn ở miền Nam và một số tình thành miền Trung. Từ này được người dân miền trong sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày nên có thể coi đây chính là tiếng địa phương. Vậy đã cái nư là gì?
Thực tế, nư có nhiều ý nghĩa khác nhau và tùy thuộc vào từng ngữ cảnh sẽ dùng cho một nghĩa cụ thể.
Cái nư nói về cơn giận dữ
Theo từ điển tiếng Việt của chủ biên Hoàng Phê, cái nư chính là danh từ. Mang nghĩa cơn giận, sự bực tức hay tức giận. Trong hoàn cảnh căng thẳng giữa hai người giận dữ thì “đã cái nư” có thể hiểu là giận tới mức không thể chịu được.
Còn trong từ điển Nam Bộ biên soạn bởi Huỳnh Công Tín thì “nư” nghĩa là gây sự khó dễ với ai đó. Hành động này khiến đối phương trong thế bị động không biết hành xử thế nào cho hợp lý.
Cái nư hay cái bụng
Đã cái nư là gì? Cái nư có nghĩa là cái bụng
Trong một số trường hợp khác thì cái nư lại mang nghĩa cái bụng. Khi đó “đã cái nư” được hiểu là no bụng, đầy bụng hoặc rất thích các món ăn trong bữa cơm. Ngoài ra cũng có thể hiểu là đồng tình về một quan điểm hoặc một vấn đề nào đó.
Những câu nói phổ biến được sử dụng mang nghĩa cái bụng như:
- Ăn cho đã cái nư
- Ăn cho vừa cái nư
Tức muốn nói ăn cho thật no bụng nên ở đây có thể hiểu câu ăn cho đã cái nư là gì?
Với những ai thường xuyên theo dõi những video review đồ ăn hoặc video giới thiệu ẩm thực của một số người làm sáng tạo nội dung sinh sống ở miền Nam. Chắc chắn sẽ thấy họ sử dụng cụm từ này rất nhiều trong các video giải trí.
Cái nư còn mang nghĩa là cái nết
Trong một số ngữ cảnh khác, cái nư còn được hiểu là cái nết với ý nghĩa tiêu cực. Ở đây ý muốn nói cái nết xấu khiến cho người khác cảm thấy chướng mắt, khó chịu và không chấp nhận.
Có thể thấy cái nư mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong mỗi hoàn cảnh. Do đó, nếu người đối diện sử dụng cụm “Đã cái nư” thì cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để có thể hiểu và sử dụng.
“Cái nư” được sử dụng phổ biến khi nào?
“Cái nư” được sử dụng phổ biến từ chương trình “Giọng ải giọng ai”
Có thể nói cụm từ “cái nư” đã tồn tại từ lâu nhưng chỉ thực sự trở lên phổ biến sau chương trình “Giọng ải giọng ai”. Trong một tập có khách mời là ca sĩ Trúc Nhân đã sử dụng quyền để loại người chơi mà mình muốn. Khi đó Trúc Nhân đã nói câu: “Muốn loại cho đã cái nư”.
Đoạn cắt sau khi đăng tải trên MXH đã nhận được sự chú ý của cư dân mạng với lượt view khủng 18 triệu lượt xem. Cũng từ lúc ấy “đã cái nư” được rất nhiều bạn trẻ sử dụng thường xuyên hơn trong đời sống hàng ngày.
“Đã cái nư” được sử dụng thế nào trong đời sống?
Chính bởi độ phủ sóng trên MXH mà từ “cái nư” đã được nhiều người biết đến hơn bao giờ hết. Thế nhưng nó lại là từ đa nghĩa nên không phải bất cứ ai cũng biết cách sử dụng đúng ngữ cảnh giao tiếp.
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người có thể sử dụng từ “cái nư” trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, cụ thể như:
- “Ăn sao cho đã cái nư” ý muốn nói ăn thoải mái, ăn thỏa thích cho no bụng. Trong hoàn cảnh này, nó được dùng để bày tỏ mong muốn thỏa mãn trong ăn uống.
- “Nói đã cái nư mới được” nghĩa là nói cho đến khi nào hết cơn giận. Nếu người đối diện nói câu này tức họ đang muốn thể hiện sự tức giận quá mức và muốn xả hết giận dữ.
- “Không thể mê nổi cái nư ăn uống như này” ý muốn nói không ưa được nết cái nết ăn uống của ai đó. Trường hợp này cái nư dùng để nói cách ăn uống không lịch sự.
- “Mỗi lần đi đâu không vừa ý là lại làm nư”, câu này “nư” ý muốn nói đến ai đó đang làm mình làm mẩy. Nó được hiểu là đưa ra rất nhiều yêu sách khiến mọi người xung quanh khó chịu.
Như vậy qua nội dung bài viết mọi người đã hiểu được đã cái nư là gì? Thực tế “cái nư” mang nhiều ngữ nghĩa nên phải phụ thuộc vào hoàn cảnh để có thể hiểu ý của người nói. Hy vọng qua những thông tin đã chia sẻ các bạn sẽ có cách sử dụng từ “nư” sao cho đúng.