Audio Là Gì? Dàn Âm Thanh Audio Cần Thêm Những Phụ Kiện Nào?

Mỗi lĩnh vực trong cuộc sống đều có những thuật ngữ tiếng Anh mang tính chuyên ngành riêng. Vậy audio là gì? Dịch sang tiếng Việt, từ ngữ này có nghĩa như thế nào? Liệu chúng có từ nào đồng nghĩa hay trái nghĩa không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng kienthucdoisong.info giải đáp mọi thắc mắc trên.

Audio là gì?

Về cơ bản, theo tiếng Việt từ audio có nghĩa là tín hiệu âm thanh. Hiểu theo cách đơn giản hơn, âm thanh được tạo ra nhờ sự rung động của các vật thể. Chúng được tạo ra tiếng và truyền trong môi trường không khí.

Audio là gì?

Con người có thể nghe và cảm nhận được bằng tai, hay còn gọi là thính giác. Tương tự như sóng, các yếu tố đặc trưng của âm thanh chính là tần số, chu kì bước sóng, vận tốc lan truyền và biên độ.

Còn định nghĩa về tín hiệu âm thanh, đây chính là một hình thức thể hiện âm thanh. Chúng có điện áp dao động tùy theo tín hiệu tương đương hoặc biểu thị chuỗi nhị phân trong kỹ thuật số. Thông thường, tần số tín hiệu âm thanh dao động từ 20 đến 20.000 Hz nằm trong khoảng giới hạn nghe được của thính giác con người.

Như vậy audio là thuật ngữ cơ bản nhất, sử dụng để giải đáp các vấn đề liên quan tới âm thanh. Từ này cũng có thể được hiểu là tiếng, đề cập đến những gì con người có thể nghe và cảm nhận được bằng tai.

>>> Xem thêm: Cover là gì?

Dàn âm thanh audio cần thêm những phụ kiện nào?

Hiện nay, việc đầu tư những dàn âm thanh có chất lượng với số tiền “khủng” đã trở thành sở thích của rất nhiều người tiêu dùng. Nếu bạn là những “lính mới” trong sử dụng thiết bị âm thanh, hãy tham khảo những phụ kiện chính cần có mà chúng tôi gợi ý trong phần tiếp theo của bài viết.

Nguồn phát

Nguồn phát

Phụ kiện đầu tiên không thể thiếu khi sử dụng dàn audio đó chính là nguồn phát.Thiết bị nguồn quyết trực tiếp đến chất lượng âm thanh, kiểm soát nguồn phát ra từ micro, đầu karaoke, các loại đĩa như CD hoặc DVD.

Âm thanh từ các thiết bị sẽ chạy đến nguồn phát, phân bổ đến loa và tạo ra âm thanh. Tùy theo sự điều chỉnh âm lượng to nhỏ, người nghe có thể cảm nhận được tiếng.

Mixer

Mixer

Liên quan tới audio, mixer cũng là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc. Chúng còn có tên gọi khác là bộ trộn, linh hồn của dàn âm thanh. Mixer cho phép người sử dụng điều chỉnh, phối kết hợp thêm các tín hiệu âm thanh từ nguồn phát khác nhau. Nhằm tạo nên những âm thanh độc đáo, lạ tai và thu hút người nghe.

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại, có 2 bộ trộn phổ biến là bộ trộn thủ công và bộ trộn điện tử.

Bộ xử lý tín hiệu

Bộ xử lý tín hiệu

Phụ kiện thứ ba không thể không kể tới trong dàn âm thanh là bộ xử lý dữ liệu. Nhờ có thiết bị này, âm thanh trở nên chau chuốt, mượt mà hơn và nâng cao chất lượng âm.

Thông thường, trên mixer đã được trang bị tính năng xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, nhiều người dùng đã không ngần ngại đầu tư một bộ xử lý riêng biệt.  m thanh được tinh chỉnh qua bộ xử lý sẽ có chất lượng cao hơn những tính năng sẵn có. Tiếng phát ra có độ trong, vang và bắt tai hơn bao giờ hết.

Âm ly

Âm ly

Phụ kiện tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu trong dàn audio đó là âm ly. Chúng đóng vai trò khuếch đại tín hiệu âm thanh, chuyển tiếng từ nguồn phát đến tai người nghe. Dù hiện nay trong bộ trộn cũng có khả năng khuếch đại nhưng tốc độ, phạm vi còn vô cùng hạn chế. Nếu bạn muốn truyền tải âm thanh đi xa để có thể vừa làm việc, vừa nghe nhạc thì đầu tư âm ly là một quyết định vô cùng sáng suốt.

Loa

Loa

Để nghe được âm thanh, chắc chắn bạn không thể bỏ qua loa. Thậm chí là một dàn loa hiện đại với nhiều loại cũng như nhiều công suất. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu sử dụng, người tiêu dùng nên lựa chọn loại loa có công suất hợp lý với đặc điểm phù hợp để có được những dàn audio chất lượng nhất.

>>> Xem thêm: Audio là gì?

Những thuật ngữ liên quan đến audio 

Để sử dụng dàn audio cũng như các thiết bị âm thanh một cách hiệu quả nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến audio.

  • Clear: độ trong, nét của âm thanh.
  • Tweeter: một phụ kiện trong dàn audio, còn được biết đến với tên quen thuộc là loa tép. Phụ kiện này có nhiệm vụ tái tạo, làm mới âm thanh có tần số cao.
  • Edgy: tiếng phát ra từ nguồn phát bị bóp méo do điều chỉnh thiết bị quá mức cho phép.
  • Bass còn gọi là tiếng trầm, có tần số dao động từ 0Hz – 200Hz. Thông thường khi hát, nam giới thường có giọng hát trầm.
  • Decibel – viết tắt là dB. Đây là đại lượng chính dùng để đo cường độ audio sao cho phù hợp nhất với thính giác người nghe.
  • Treble – thuật ngữ tiếng Anh trái ngược với bass, mang nghĩa là tiếng bổng, thường sử dụng để mô tả giọng hát của nữ giới. Tần số của âm treble dao động từ 200Hz đến 20KHz.

Trên đây là toàn bộ bài viết xoay quanh từ khóa “audio là gì”. Về cơ bản, audio đề cập đến âm thanh cũng như các vấn đề liên quan tới âm thanh. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về xử lý âm thanh, cũng như kinh nghiệm để đầu tư, sở hữu những dàn loa chất lượng nhất.